Với mục tiêu cung cấp nền tảng kiến thức về Tư duy đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số cho các lãnh đạo doanh nghiệp; Thúc đẩy chuyển đổi số trong sản xuất công nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao, xác định thực tiễn cần giải quyết trong vấn đề xây dựng mô hình nhà máy thông minh, nhà máy số và triển khai các giải pháp công nghệ số trong nhả máy thông minh, nhà máy số; đồng thời tạo lập liên kết giữa doanh nghiệp sản xuất và các doanh nghiệp cung cấp giải pháp cho nhà máy thông minh; để định hướng tới việc xây dựng bộ chỉ số đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số cho doanh nghiệp sản xuất. Liên kết các nhà doanh nghiệp tiêu biểu, lãnh đạo xuất sắc Liên minh Doanh nghiệp đổi mới, sáng tạo để cùng giao lưu và thúc đẩy phát triển trong kỷ nguyên cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
Ngày 17/11/2022, Hội Tự động Hóa Việt Nam, Viện Sáng tạo và Chuyển đổi số, và sự bảo trợ đồng hành của Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng – Bộ Khoa học và Công nghệ, Ban quản lý khu Công nghiệp Đông Anh phối hợp tổ chức chương trình Tập huấn TƯ DUY ĐỔI MỚI SÁNG TẠO & CHIẾN LƯỢC CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG LĨNH VỰC SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP
Đến tham dự buổi tập huấn có sự tham gia của:
- Ông Nguyễn Quân – Nguyên Bộ Trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, Chủ tịch Hội tự động hóa Việt Nam
- Ông Phạm Quốc Hoàn – Giám đốc Trung tâm Chứng thực Điện tử Quốc gia
- Bà Nguyễn Thị Bích Lan – Viện Trưởng Viện Sáng tạo và Chuyển Đổi số
- TS Hoàng Hữu Hạnh- Chủ tịch Hội đồng Khoa học Viện Sáng tạo và Chuyển đổi số, và cũng là chuyên gia huấn giảng trong chương trình
- Và sự tham gia của 50 các nhà lãnh đạo cấp cao của Doanh nghiệp tại Đông Anh
Buổi tập huấn diễn ra với sự tham gia của 50 lãnh đạo cấp cao Doanh nghiệp tại Đông Anh
Nhà máy thông minh (Smart Factory) là môi trường sản xuất trong đó máy móc, quy trình và toàn bộ hệ sinh thái được kết nối mạng với nhau, qua đó được tối ưu hóa bằng việc thu thập dữ liệu và phân tích dữ liệu tự động, không cần sự can thiệp của con người. Dữ liệu sau đó có thể được sử dụng bởi các thiết bị tự tối ưu hóa hoặc thông qua toàn bộ hệ thống tổ chức được lập trình để chủ động giải quyết các vấn đề, cải thiện quy trình sản xuất và đáp ứng các yêu cầu được đặt ra. Bằng cách kết nối môi trường vật lý và kỹ thuật số, các nhà máy thông minh có thể giám sát toàn bộ hoạt động sản xuất, từ các công cụ thiết bị và chuỗi cung ứng đến các bộ phận điều hành riêng lẻ trong khu vực sản xuất. Toàn bộ quá trình này là sự kết hợp của nhiều công nghệ khác nhau. Dòng dữ liệu liên tục đến từ các hệ thống được kết nối cho phép học tập và thích ứng nhanh chóng với các điều kiện mới. Các bên liên quan có thể dự đoán khi nào một sự kiện nào đó sắp xảy ra hơn là chỉ phản ứng với nó. Do đó, các quyết định tốt hơn được đưa ra, ý tưởng là dẫn đến năng suất cao hơn.
TS. Nguyễn Quân – Nguyên Bộ trưởng Bộ KH & CN, Chủ tich Hội tự động hóa Việt Nam tham gia huấn giảng
Chủ đề “Cấu trúc của nhà máy thông minh, Xu hướng công nghệ mới trong nhà máy thông minh” do PGS.TS Hoàng Hữu Hạnh huấn giảng
Chia sẻ tại buổi tọa đàm, TS Đỗ Mạnh Cường – Giảng viên bộ môn Tự động hóa Công nghiệp đại học Bách Khoa Hà Nội , Phó TTK Hội Tự động hóa Việt Nam
Các chủ đề huấn giảng trong chương trình có:
- “Tổng quan về chuyển đổi số trong sản xuất công nghiệp”
Trình bày: TS Nguyễn Quân – Nguyên Bộ Trưởng Bộ KH & CN, Chủ tịch Hội tự động hóa Việt Nam
- “Cấu trúc của nhà máy thông minh, Xu hướng công nghệ mới trong nhà máy thông minh”
Trình bày: PGS. TS Hoàng Hữu Hạnh – Viện Sáng tạo và Chuyển đổi số (VIDTI)
- “ Tổng quan mô hình nhà máy thông minh”
Trình bày: TS Đỗ Mạnh Cường – Giảng viên bộ môn Tự động hóa Công nghiệp đại học Bách Khoa Hà Nội, Phó TTK Tự động hóa Việt Nam
Bà Nguyễn Thị Bích Lan – Viện Trưởng Viện Sáng tạo và Chuyển đổi số phát biểu tổng kết chương trình