Đối tácTin tức - Sự kiện

Tổng công ty Điện lực TP.HCM (EVNHCMC) – Trái ngọt 10 năm Chuyển đổi số

Với phương châm “Mọi lúc – Mọi nơi – Mọi việc”, hiện nay Tổng công ty Điện lực TP.HCM (EVNHCMC) đã sớm hoàn thành các chỉ tiêu chuyển đổi số, đưa mọi hoạt động sản xuất kinh doanh và quản trị doanh nghiệp lên môi trường số. Quá trình thực hiện CĐS và xây dựng lưới điện thông minh đã mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho EVNHCMC và chính khách hàng sử dụng điện trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

Để có thể đạt được những thành quả đầy tự hào ấy, Tổng công ty Điện lực TPHCM (EVNHCMC) đã trải qua một quá trình tiến hành chuyển đổi số toàn diện, mạnh mẽ thông qua việc sử dụng các nguồn lực, hệ thống kỹ thuật sẵn có để số hóa toàn bộ tài sản thông tin, tái cấu trúc quy trình nghiệp vụ, cơ cấu tổ chức và chuyển đổi các mối quan hệ từ môi trường truyền thống sang môi trường số. Xây dựng chính sách nhằm sẵn sàng chấp nhận và thử nghiệm cái mới một cách có kiểm soát; hình thành văn hóa chấp nhận và thử nghiệm cái mới, làm điểm, làm nhanh, sau đó đánh giá và nhân rộng; thúc đẩy đổi mới, phát triển sáng tạo. Ngành Điện lực thành phố luôn xác định chuyển đổi số là trách nhiệm của các cấp lãnh đạo và tất cả CNVC-LĐ trong toàn Tổng công ty.

Trung tâm Điều độ HTĐ và Phòng điều độ HTĐ hiện đại đạt tiêu chuẩn Quốc tế của EVNHCMC và các đơn vị trực thuộc

EVNHCMC xác định phải nhanh chóng đưa việc ứng dụng khoa học và công nghệ thông tin vào mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, vì vậy ngay từ những năm 2000, công tác Số hóa, Ứng dụng kỹ thuật số đã diễn ra rất mạnh mẽ tại EVNHCMC trong giai đoạn đầu của quá trình chuyển đổi số. Hệ thống thu hộ tiền điện được EVNHCMC xây dựng và triển khai giai đoạn 2002, có thể được xem là hệ thống kỹ thuật số đầu tiên có thể tương tác với khách hàng điện qua internet. Chuyển đổi số đã cung cấp dịch vụ tra cứu thông tin cho khách hàng về ngành Điện nhanh hơn, đầy đủ hơn và xác thực hơn. Đặc biệt là module tra cứu và thanh toán tiền điện được triển khai tại các ngân hàng, đã cụ thể hóa được dữ liệu từ khách hàng đến khách hàng. Trong lĩnh vực quản trị văn phòng, Chuyển đổi số đã làm thay đổi phương thức điều hành, phong cách lãnh đạo, quy trình làm việc, văn hóa doanh nghiệp, được thể hiện cụ thể qua hệ thống E-Office, bao gồm soạn thảo, soát xét, trình ký, phát hành, triển khai, phản hồi. Còn đối với lĩnh vực kinh doanh, Chuyển đổi số đã làm thay đổi phương thức điều hành, phong cách lãnh đạo, quy trình làm việc, văn hóa doanh nghiệp, mô hình kinh doanh và phương thức kinh doanh, được thể hiện cụ thể qua các hệ thống đo ghi xa, quản lý khách hàng, phát hành hóa đơn, thanh toán và chăm sóc khách hàng. Đặc biệt, EVNHCMC là đơn vị đầu tiên của các doanh nghiệp lớn trong cả nước thí điểm hóa đơn tiền điện cho hơn 2 triệu khách hàng từ năm 2013. Còn trong lĩnh vực quản lý vận hành lưới điện, Chuyển đổi số đã làm thay đổi công tác quản lý kỹ thuật thông qua các phần mềm quản lý tập trung (quản lý mất điện, quản lý vật tư thiết bị điện, quản lý vận hành lưới điện cao thế, …) giai đoạn 2009-2010. Đến tháng 5/2016, EVNHCMC đã ban hành Kế hoạch xây dựng doanh nghiệp điện tử giai đoạn 2016-2020, nội dung này được xem là định hướng tổng thể đầu tiên về Kế hoạch chuyển đổi số của EVNHCMC.

Trung tâm CSKH và Tổng đài đa kênh CSKH 24/7 của EVNHCMC

 Từ năm 2018 đến nay, EVNHCMC đã luôn phát huy vai trò đảm bảo an ninh năng lượng; cung cấp điện an toàn, đầy đủ, ổn định với chất lượng dịch vụ khách hàng ngày càng cao trong sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế – xã hội của đất nước nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng. Đặc biệt trong thời gian bị tác động bởi đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng tiêu cực đến mọi hoạt động của cả nước, mặc dù phải đối diện với nhiều khó khăn do giãn cách xã hội và toàn bộ CB-CNV ngành điện phải làm việc từ xa, Tổng công ty đã tập trung đẩy nhanh công tác phát triển lưới điện thông minh và chuyển đổi số ngành điện để vận hành toàn bộ lưới điện từ xa với chất lượng điện năng ngày càng được nâng cao.

Các Giải thưởng cao quý trong nước và quốc tế về ứng dụng Chuyển đổi số

Với phương châm khách hàng của ngành điện mọi lúc – mọi nơi đều có thể đưa ra các yêu cầu liên quan đến dịch vụ của ngành điện. Bên cạnh đó, các cấp quản lý của EVNHCMC cũng có thể theo dõi, giám sát tình trạng vận hành lưới điện, điều hành và giải quyết các công việc mọi lúc – mọi nơi để phục vụ khách hàng một cách nhanh nhất trên nền tảng công nghệ số. Theo đó, giai đoạn 2021-2025 EVNHCMC sẽ tập trung thực hiện các nhiệm vụ – 4 trụ cột chính gồm: Đảm bảo vận hành lưới điện an toàn và đáng tin cậy; Trải nghiệm khách hàng vượt trội; Quản trị và điều hành doanh nghiệp xuyên suốt và dựa trên dữ liệu và Phát triển năng lực của lực lượng lao động. Việc triển khai thực hiện đồng bộ 4 trụ cột đã mang lại hiệu quả cao, thể hiện qua những thành quả ấn tượng, những “trái ngọt” trong các lĩnh vực gồm Quản lý vận hành, Kinh doanh & Dịch vụ khách hàng, Đầu tư xây dựng, Quản trị nội bộ, Hạ tầng Viễn thông – Công nghệ thông tin và mang lại lợi ích thiết thực cho khách hàng cũng như ngành Điện lực thành phố mang tên Bác.

Cụ thể, tổng sản lượng điện thương phẩm giai đoạn 2018-2023 là 156.409 triệu kWh, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 3,16%/năm; Tổn thất điện năng giảm từ 3,78% xuống vào năm 2018 xuống còn 2,98% vào năm 2023, tương ứng giảm bình quân 0,16%/năm; 100% TBA 110kV vận hành hiệu quả theo mô hình không người trực/điều khiển từ xa; duy trì vận hành hiệu quả 100% lưới điện trung thế công cộng có chức năng tự động hóa DAS/DMS, chuyển tải thành công khi xảy ra sự cố lưới điện trong vòng 5 phút đạt tỷ lệ trên 90%; tỷ lệ thao tác từ xa lưới điện (110kV, 22kV) đạt tỷ lệ thành công trên 99%; Chất lượng, độ tin cậy cung cấp điện trên địa bàn TP.HCM tiếp tục được nâng cao, thể hiện qua chỉ số về số lần mất điện trung bình mỗi khách hàng (SAIFI) và thời gian mất điện trung bình mỗi khách hàng (SAIDI) trong năm đều giảm. SAIDI giảm từ 124,0 phút năm 2018 xuống 15,2 phút năm 2023, tương ứng giảm trung bình 34,0%/năm. SAIFI giảm từ 1,57 lần năm 2018 xuống 0,18 lần năm 2023, tương ứng giảm trung bình 35,1%/năm; nâng cao năng suất lao động thông qua việc tiết giảm được hơn 400 nhân viên trực vận hành trạm biến áp. Đảm bảo an toàn cho con người, năng lực phòng chống thiên tai thông qua các hệ thống giám sát điều khiển hoàn toàn từ xa. Cung cấp 100% dịch vụ khách hàng trực tuyến (tương đương cấp độ 4 trong hành chính công); Xấp xỉ 100% thanh toán điện tử; Tỷ lệ hài lòng khách hàng đạt trên 90%.; 100% số lượng các gói thầu thực hiện theo hình thức chào hàng cạnh tranh và đấu thầu rộng rãi đủ điều kiện được tổ chức đấu thầu qua mạng; Khai thác hiệu quả chữ ký số tích hợp trên hệ thống quản lý văn bản (D-Office), giúp công tác quản lý điều hành, quản lý công việc được triển khai thực hiện hoàn toàn trên môi trường số…

Nhận Giải thưởng hạng mục: Top Tổ chức/Doanh nghiệp Khoa học & Công nghệ đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tổ chức

EVNHCMC nhận thức sâu sắc việc thực hiện chuyển đổi số là một quá trình, trong đó cần đồng hành với Chương trình chuyển đổi số quốc gia, Kế hoạch tổng thể của Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Chương trình Chuyển đổi số của thành phố Hồ Chí Minh, EVNHCMC xác định sẽ tiếp tục giữ vững các thành quả đạt được, đồng thời xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện chuyển đổi có vai trò đặc biệt quan trọng, quyết định trong chiến lược phát triển của Tổng công ty đến năm 2030.

Chính nhờ những nỗ lực không ngừng nghỉ, Tổng công ty Điện lực TPHCM đã đạt được nhiều thành tích/giải thưởng tiêu biểu trong ứng dụng Công nghệ thông tin và chuyển đổi số. Cụ thể:

– Năm 2019, đạt giải thưởng Công nghệ thông tin – Truyền thông TP.HCM lần thứ 11, Nhóm 4: Đơn vị có ứng dụng CNTT-TT tiêu biểu.

– Năm 2020, nhận giải “Doanh nghiệp chuyển đổi số xuất sắc” do Hội truyền thông số Việt Nam trao tặng.

– Năm 2022, EVNHCMC trở thành doanh nghiệp Nhà nước đầu tiên được chứng nhận đạt mức độ chuyển đổi số cấp độ 3/5 (mức hình thành doanh nghiệp số), được Bộ Thông tin và Truyền thông xác nhận mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp theo Quyết định 1970/QĐ-BTTT ngày 13/12/2021.

– Năm 2023,

+ EVNHCMC tiếp tục thực hiện đánh giá mức độ chuyển đổi số, đã có chứng nhận chuyển đổi số đạt Mức 4/5 (Nâng cao), do tư vấn độc lập iDAS thẩm định tại số 0801/2024/BTTTT-IDAS ngày 8/1/2024.

+ Nhận bằng khen của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông có thành tích tiêu biểu xuất sắc đóng góp vào sự nghiệp phát triển của ngành Thông tin và Truyền thông Việt Nam.

+ Giải thưởng“Dự án Lưới điện thông minh của năm” tại tuần lễ Điện lực Châu Á – Enlit Jakarta, Indonesia.

– Năm 2024,

+ Được trao hạng Nhì  – Giải thưởng VIFOTEC lần thứ 30 do Hội Liên hiệp Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức.

+ Giải thưởng hạng mục “Tự động hóa trong Lưới điện thông minh” của tạp chí Power Magazine, Mỹ.

– Năm 2025,

+ Được trao giải thưởng ở Hạng mục: Top Tổ chức/Doanh nghiệp Khoa học & Công nghệ đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tổ chức

Related posts
Đối tácTin tức - Sự kiện

Agribank tiên phong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số để phát triển bền vững

Tin tức - Sự kiện

Biểu dương TOP Công nghiệp 4.0 Việt Nam – I4.0 Awards năm 2025

Ngày 22/6/2025, tại Nhà hát Quân Đội – Hà Nội, đã diễn ra  Chương trình biểu dương TOP Công nghiệp 4.0 Việt Nam…
Đối tácTin tức - Sự kiện

AgriS chiến thắng 3 giải thưởng trong Lễ biểu dương I4.0 Awards, tiếp tục khẳng định vị thế doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao của Việt Nam

Hà Nội – Ngày 22/06/2025 | TTC AgriS (Công ty Cổ phần Thành Thành Công – Biên Hòa, HOSE: SBT) tiếp tục khẳng…
Cùng phát triển với VIDTI

Đăng ký để nhận được thông tin mới nhất.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *